Sẹo Lồi Hình Thành Do Đâu? Top Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả [ 2020 ]

Sẹo là dấu hiệu của vết thương đang lành, nhưng tùy từng cơ địa và yếu tố tác động mà có thể hình thành sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại. Trong đó, sẹo lồi là sẹo gồ trên bề mặt da, thường gây đau, ngứa, mất thẩm mỹ. Ảnh hưởng tới sự tự tin của chính bạn. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra sẹo lồi và tìm hiểu những phương pháp điều trị sẹo hiệu quả.

SẸO LỒI LÀ GÌ?

Nhiều người lầm tưởng sẹo lồi và sẹo phì đại, bởi chúng đều là vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt sau khi bạn bị thương sâu. Vết sẹo này thường có màu hồng, đỏ thẫm, khi chạm vào mềm, gây đau cho người bị sẹo. Vùng bị sẹo lan rộng vượt ra khỏi phạm vi vết thương ban đầu và theo thời gian thì càng phát triển lớn hơn.

Tri Seo Loi

Nguyên nhân hàng đầu của sẹo lồi là có ổ viêm do vi khuẩn dưới mô sẹo. Sẹo được hình thành do sự tăng sinh collagen quá mức khi làm lành vết thương. Mỗi lúc da bị tổn thương, cơ thể sẽ mất nước, lúc này cơ thể sẽ truyền tín hiệu tăng sinh collagen để ngăn chặn mất nước.

Tuy nhiên trong giai đoạn tăng sinh, làm lành vết thương, dưới vết sẹo được làm lành có ổ viêm do vi khuẩn gây nên khiến sẹo phát triển rộng ra.

NGUYÊN NHÂN GÂY SẸO LỒI LÀ GÌ?

Sẹo lồi có rất nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo, từ nguyên nhân cơ địa đến môi trường.

Một số nguyên nhân chủ yếu gây sẹo lồi có thể kể đến như:

  • Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn… khiến có xu hướng lành vết thương thứ phát.
  • Do chấn thương không được xử lý đúng cách: khi có vết thương bạn cần nhanh chóng xử lý sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn dị vật tồn đọng trên bề mặt vết thương. Khi băng bó vết thương cũng không được căng hay trùng quá. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể hình thành do căng kéo vùng vết thương, da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.

nguyên nhân sẹo lồi

  • Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: trong thời gian có vết thương và vết thương đang hồi phục, bạn nên hạn chế hoặc không sử dụng những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp….
  • Do quá trình cạy, nặn mụn không đúng cách: với những người có cơ địa sẹo lồi thì nếu nặn mụn trứng cá không đúng cách cũng rất dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt. Nặn mụn không đúng vệ sinh khiến cho vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong da, gây tổn thương và để lại sẹo cho vùng da.
  • Yếu tố di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ bị các vết sẹo lồi phì đại cao. Việc phòng ngừa sẹo lồi ở những người có cơ địa sẹo lồi rất quan trọng và khó khăn hơn, cần lưu ý hơn những người khác từ cách điều trị vết thương cho tới ăn uống.

Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại rau củ đặc biệt như nghệ và rau diếp cá để giúp vết thương lên da non nhanh hơn, chống viêm và kháng khuẩn tốt.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI HIỆU QUẢ

Sẹo lồi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với mức độ thành công khác nhau. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và không có một liệu pháp duy nhất nào luôn luôn thành công. Dưới đây đề cập tới một số phương pháp phổ biến nhất hiện nay được nhiều người tin dùng và đã được các chuyên gia kiểm chứng.

ĐIỀU TRỊ BẰNG NỘI KHOA

điều trị sẹo lồi

TIÊM STEROID

Corticosteroid có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tác dụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽ tăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen.

Công dụng và cách thực hiện:

  • Áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ, thường dùng nhất là tiêm Triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml). Vùng da được tiêm thuốc có thể bị mất sắc tố và tình trạng này kéo dài 6 – 12 tháng; có thể gặp chứng teo và giãn mao mạch xung quanh chỗ tiêm. Phải thực hiện đúng kỹ thuật, đâm kim và bơm Triamcinolone vào đến tận lớp nhú bì, nơi tạo ra chất collagenase. Không nên tiêm Steroid vào mô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới.
  • Có thể tiêm lặp lại vài lần cách nhau mỗi 1-2 tháng tùy theo diễn tiến của sẹo lồi và các tác dụng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân hay không.
  • Phương pháp này có thể được kết hợp với các phương pháp khác như áp Nitrogen lỏng hoặc dán Silicon gel để tăng thêm hiệu quả.

TIÊM CHẤT KHÁNG SINH, CHỐNG UNG THƯ

Trong thực tế, phương pháp này đã được dùng một cách thành công trong điều trị những sẹo lồi cô lập nhỏ. Một vết sẹo có kích thước trung bình cần 5-10 lần tiêm, thường là tiêm mỗi tuần. Nhược điểm của phương pháp này là gây đau khi tiêm khiến bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị.

ĐIỀU TRỊ BẰNG INTERFERON

Interferon-alpha & gamma ức chế tổng hợp collagen bằng cách khử Ribonucleic acid thông tin nội bào. Sẹo lồi được phẫu thuật cắt bỏ và tiêm Interferon sau đó để ngừa tái phát. Liều lượng tiêm là 1 triệu đơn vị vào mỗi centimét chiều dài da xung quanh vị trí sẹo ngay sau khi phẫu thuật, và tiêm nhắc lại 1 đến 2 tuần sau đó. Đối với những bệnh nhân phải cắt bỏ nhiều sẹo lồi hoặc những sẹo lồi lớn, việc điều trị bằng Interferon sẽ rất tốn kém và bệnh nhân phải được tiền mê bằng Acetaminophen để điều trị những triệu chứng giống bệnh cúm do Interferon gây ra.

ĐIỀU TRỊ BẰNG IMIQUIMOD

Imiquimod 5% dạng kem gây sản xuất tại chỗ Interferon tại nơi bôi thuốc. Nên bắt đầu bôi Imiquimod ngay sau khi cắt bỏ sẹo lồi và bôi hằng ngày liên tục trong 8 tuần. Hơn 50% bệnh nhân bị tăng sắc tố tại chỗ điều trị.

ĐIỀU TRỊ BẰNG 5- FLUROIRACIL

Liệu pháp tiêm chất 5-flurouracil (5-FU) vào sẹo đã được dùng một cách thành công trong điều trị những sẹo lồi cô lập, nhỏ. Trung bình sau 5-10 lần tiêm mới đạt hiệu quả. Nếu tiêm hỗn hợp 0,1 ml Triamcinolone acetonide 10 mg/ml và 0,9 ml 5-FU (50 mg/ml) kết quả sẽ tốt hơn.

ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI KHOA

trị sẹo lồi bằng phương pháp ngoại khoa

Được chỉ định khi sẹo lồi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc sang thương quá lớn. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu. Trước khi cắt bỏ sẹo lồi, bác sĩ sẽ lưu ý đến những nguy cơ chính đi kèm với sự tái phát của sẹo lồi như:

  • Tiền sử gia đình về sẹo lồi.
  • Vị trí phẫu thuật trên cơ thể (nhất là giữa ngực và vai).
  • Loại chấn thương gây ra sẹo (bỏng do nhiệt hoặc hóa chất).
  • Chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng.
  • Căng da trong thời kỳ hậu phẫu.
  • Da sậm màu nhóm 4-6 theo phân loại Fitzpatrick.

PHẪU THUẬT

  • Một trong những qui trình dễ nhất và thường được áp dụng nhất để khử bỏ sẹo lồi là cắt bỏ rồi tiêm Corticosteroid. Hầu hết những sẹo lồi đã cắt đều cần phải điều trị phụ trợ thêm như: Corticosteroid tiêm trong vết thương, băng ép, Silicon gel, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon. Vết khâu phải để yên trong 10-14 ngày vì hỗn hợp Lidocaine/Steroid để gây tê có thể làm chậm lành vết thương.
  • Trong những trường hợp vết sẹo đã cắt không thể khép lại được, bác sĩ có thể chèn vào bên dưới sẹo lồi chất bành trướng mô. Sự bành trướng mô dần dần cho phép có thể cắt và đóng sẹo lại, và không làm căng da.
  • Đối với những bệnh nhân bị sẹo lớn hoặc nhiều, không thể áp dụng thủ thuật cắt bỏ thì việc bào mòn sẹo cho ngang bằng với da bình thường xung quanh rồi bôi Imiquimod kéo dài trong tám tuần đôi khi cũng thành công nhưng thường bị tăng sắc tố làm cho vết sẹo có màu không hợp với màu da xung quanh.

PHẪU THUẬT LẠNH

  • Thủ thuật làm đông lạnh sẹo lồi bằng Nitrogen lỏng (nhiệt độ -196oC) hủy hoại tế bào và các mao mạch. Sự thiếu oxy sẽ làm mô sẹo bị họai tử, bị tróc ra và xẹp xuống. Áp hoặc phun Nitrogen lỏng trực tiếp lên sẹo, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần.
  • Phương pháp này đạt hiệu quả 50-70 %. Nếu kết hợp với chích steroid trong khi phẫu thuật lạnh thì tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng với điều trị là 84%. Nhiều bệnh nhân không trở lại tái khám sau phẫu thuật do đau sau mổ và vết thương chậm lành. Hiện tượng mất sắc tố thường kéo dài nhiều năm.

ĐIỀU TRỊ BẰNG XẠ TRỊ

Tia phóng xạ được dùng như một đơn liệu pháp hoặc kết hợp với phẫu thuật để dự phòng tái phát sẹo lồi sau khi cắt bỏ. Chiếu xạ sẽ hiệu quả hơn nếu được áp dụng sau hai tuần đầu sau khi cắt bỏ sẹo.

Liều chiếu xạ thường dùng là 300 rads (5Gy) bốn lần/ngày * bốn đến năm ngày hoặc 500 rads (5Gy) bốn lần/ngày * ba ngày bắt đầu từ ngày phẫu thuật.

Xạ trị từng đợt ngắn liều cao kết hợp với cắt bỏ sẹo dường như đem lại sự an toàn và hiệu quả trong điều trị sẹo lồi và dự phòng tái phát. Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 88%. Những tác dụng phụ là tăng sắc tố, có khả năng gây ung thư.

ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER

LASER FRACTIONAL CO2

Việc sử dụng Laser để điều trị sẹo lồi có kết quả không nhất quán. Laser Argon được dùng đầu tiên để điều trị sẹo lồi. Phương pháp này có vẻ thành công đối với những sẹo lồi mới, đang sinh mạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây không chứng minh bất kỳ sự cải thiện nào của sẹo lồi khi được điều trị bằng Laser Argon ngoại trừ sự giảm ngứa và giảm các triệu chứng khác trong vài tháng.

  • Laser CO2, khi được dùng như đơn liệu pháp, có tỉ lệ tái phát 40-90%. Ngay cả khi được kết hợp với Corticosteroids sau mổ, phương pháp này vẫn còn có tỉ lệ tái phát khá cao. Công dụng chủ yếu của Laser CO2 là làm dẹp sẹo lồi lớn để chúng có thể được điều trị bằng những biện pháp khác.
  • Laser Neodymium; Nd:YAG “Neodimium Doped Yttrium Aluminum Garnet” 1064nm, Laser Affirm công nghệ CAP “Combined Apex Pulse” dường như có ảnh hưởng đến chuyển hóa collagen.
  • Laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser) bước sóng 585-595nm cũng đã được dùng để điều trị sẹo lồi với một số thành công bước đầu. Tia Laser hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo, gây thiếu máu cục bộ vùng sẹo, làm mềm, ngưng phát triển và giảm dần kích thước, độ dày của sẹo.
  • Laser argon: được dùng đầu tiên để điều trị sẹo lồi. Phương pháp này có vẻ thành công đối với những sẹo lồi mới, đang sinh mạch; tuy nhiên những nghiên cứu mới đây không chứng minh bất kỳ sự cải thiện nào của sẹo lồi khi được điều trị bằng laser argon ngoại trừ sự giảm ngứa và giảm các triệu chứng khác trong vài tháng.

Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng đã cho thấy phương pháp này gây tốn kém nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, không ngăn được sẹo lồi tiến triển và sự tái phát, cần được nghiên cứu thêm. Phối hợp tiêm Triamcinolone trong tổn thương với Laser PDL có thể làm tăng hiệu quả điều trị sẹo lồi.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI

Vì sẹo lồi hình thành do sự sản xuất quá mức collagen trong quá trình tái tạo mô để làm lành vết thương, nên để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị sẹo lồi, người có vết thương cần tránh ăn những loại thực phẩm sau:

Gạo nếp: là loại lương thực dễ gây sưng cho vết thương (dân gian thường gọi gạo nếp có tính phong), không tốt cho quá trình liền sẹo, do đó bạn cần tránh các món như xôi mặn, xôi ngọt, chè trôi nước, cơm nếp, bánh phồng nếp, bánh chưng…

Thịt bò và hải sản: sử dụng những thực phẩm này sẽ kích thích sự tái tạo mô, phân chia tế bào, làm sẹo lồi dễ xuất hiện. Vì vậy trong thời gian đang bị thương, bạn nên tránh ăn thịt bò, tôm, cua…

Rau muống: Tuy chỉ là một loại rau dân dã nhưng rau muống có chức năng giải độc, lợi tiểu, tái tạo tế bào. Do đó, nếu bạn có nguy cơ bị sẹo lõm, cần da thịt lấp đầy. Thì nên bổ sung rau muống vào khẩu phần ăn. Nếu không thì cần loại ngay ra khỏi thực đơn để tránh bị sẹo lồi nhé!

Những loại gia vị cay, nóng Nhóm thực phẩm này là nguyên nhân làm vết thương mưng mủ và lâu lành đấy! Nên bạn hãy tránh xa ớt, tiêu, bia, rượu…

Trứng: Bên cạnh việc cung cấp dư chất dinh dưỡng tái tạo mô khi sử dụng quá nhiều. Thì trứng còn làm vết thương trở nên trắng, không đều màu với vùng da vốn có.