Mụn Ở Trán Nguyên Nhân Do Đâu? Điều Trị Dứt Điểm Hiệu Quả Nhất

Mụn ở trán không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể để lại sẹo vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ và cảm giác tự ti cho người bệnh. Điều trị thế nào

NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN Ở TRÁN

LỐI SỐNG BÊN NGOÀI

Stress gây ra mụn ở trán
Stress gây ra mụn ở trán

Lối sống bên ngoài chưa tốt, chưa đúng khoa học. Cũng là một câu trả lời hợp lý cho câu hỏi nổi mụn ở trán là bệnh gì. Điển hình của lối sống chưa đúng khoa học đó là căng thẳng, stress, lo âu, hay tức giận và thức đêm. Tương tự như khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Thì lối sống không đúng khoa học như vậy làm cho cơ thể mệt mỏi. Tiết ra hooc môn có hại và tăng cường sự bài tiết từ tuyến bã nhờn và gây ra mụn trứng cá.

Cách xử lý trường hợp này cũng vô cùng đơn giản. Đó là mau chóng học cách sống tích cực, tập trung vào những điều may mắn. Niềm vui mà bạn có được trong cuộc sống, không thức đêm cùng việc tránh xa các chất kích thích, thuốc lá. Chắc chắn rằng nếu thực hiện được những việc như vậy bạn sẽ nhanh chóng tạm biệt mụn trứng cá mà thôi.

TẨY TẾ BÀO CHẾT GÂY MỤN Ở TRÁN

Tẩy tế bào chết là một việc cách chị em phụ nữ hay dùng. Tuy nhiên nó lại vô tình gây ra mụn trứng cá trên gương mặt mà nhiều người không hề hay biết. Tẩy tế bào chết quá thường xuyên bằng các loại mỹ phẩm. Hoặc mặt nạ từ thiên nhiên khiến cho tăng lượng vi khuẩn gây mụn trứng cá. Và quá trình đào thải lượng dầu ra ngoài có xu hướng mạnh hơn. Nhiều hơn để bù đắp lượng dầu đã bị tẩy mất trong quá trình tẩy tế bào chết.

NGUYÊN NHÂN TỪ VIỆC TRANG ĐIỂM

Nguyên nhân gây mụn ở trán là việc trang điểm
Nguyên nhân gây mụn ở trán là việc trang điểm

Chính bởi vậy chúng tôi khuyên bạn rằng nếu sau này. Không còn phải thắc mắc rằng nổi mụn ở trán là bệnh gì thì hãy hạn chế việc trang điểm. Trừ những trường hợp quá cần thiết. Nếu bắt buộc phải trang điểm thì hãy chọn lựa cách chăm sóc da một cách cẩn thận. Rửa sạch và tẩy trang thật kỹ ngay sau khi về nhà dùng nước hoa hồng. Hoặc các loại mặt nạ dưỡng da, tẩy tế bào chết ít nhất 1 tuần/lần là điều mà chúng tôi muốn gợi ý đến vời bạn.

MỤN Ở TRÁN LÀ  BỆNH GÌ?

Mụn ở trán là bệnh gì?
Mụn ở trán là bệnh gì?

Trán thuộc vùng chữ T – khu vực dễ bị mụn hàng đầu trên khuôn mặt. Bởi thế nên không khó để bắt gặp tình trạng chấm đen nhỏ li ti hay một đám mụn sưng đỏ nổi đầy khắp trán. Mụn bọc ở trán là tình trạng thường gặp, nhất là những ai da dầu

Theo Face Mapping (bản đồ trị mụn) thì mọc mụn ở trán là biểu hiện của bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc gan có vấn đề.

Nếu bạn có tiền sử liên quan đến các bệnh này thì việc nổi mụn trên trán là hệ quả tất yếu.

  • Bệnh về gan. Gan làm nhiệm vụ thải độc. Tuy nhiên nếu hoạt động của cơ quan này gặp vấn đề thì độc tố sẽ không thể đào thải hết ra ngoài và bị tích tụ lại trong cơ thể.
  • Đường ruột không tốt. Đường ruột là cơ quan tiêu hóa vô cùng quan trọng. Nếu ruột gặp vấn đề, khả năng bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể sẽ gặp trục trặc.

Những bệnh lý về gan và tiêu hóa đều dẫn đến một hệ lụy chung là cơ thể không thể thải độc hoàn toàn. Việc độc tố tích tụ lâu ngày chính là nguyên nhân khiến nóng trong người và phát sinh mụn trên trán.

CÁC LOẠI MỤN XUẤT HIỆN TRÊN TRÁN

Các loại mụn xuất hiện trên trán
Các loại mụn xuất hiện trên trán

Mụn trứng cá ở trán biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, phổ biến là những loại sau:

  • Mụn đầu trắng: những mụn này nằm dưới bề mặt da vùng trán
  • Mụn đầu đen: những mụn này mọc lên bề mặt da và trông có màu đen. Màu đen này không phải do bẩn.
  • Sẩn cục Nodule: Đây là các nốt sưng nhỏ màu hồng mà có thể dễ vỡ.
  • Mụn mủ: Những mụn này có màu đỏ ở phần chân và có mủ ở trên đầu.
  • Mụn bọc: Những mụn này kích thước lớn, đau, cứng và nằm sâu dưới da.
  • Mụn nang: Những mụn này sâu, đau, đầy mủ và có thể để lại sẹo.

CÁCH TRỊ MỤN Ở TRÁN HIỆU QUẢ NHẤT

LÀM SẠCH DA MẶT

Làm sạch da mặt
Làm sạch da mặt

Tẩy trang là bước làm sạch đầu tiên vào mỗi buổi tối. Ngay cả khi bạn không trang điểm, bạn vẫn nên tẩy trang vì nó giúp bạn loại bỏ hầu hết bụi bẩn và bã nhờn. Sau khi tẩy trang, bạn nhớ rửa mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp.

  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt 1 – 2 lần/ ngày được xem là bước làm sạch da căn bản và cần thiết nhất.
  • Sữa rửa mặt sẽ nhẹ nhàng lấy đi bụi bẩn, tế bào chết và cân bằng pH cho da. Nhờ vậy, rửa mặt bằng sữa rửa mặt sẽ ngăn ngừa mụn ở trán hiệu quả.
  • Bạn nên chọn sữa rửa mặt dạng sữa hoặc dạng gel, chứa các thành phần thiên nhiên an toàn cho da.
  • Đồng thời, bạn không nên chọn sữa rửa mặt chứa xà phòng, paraben, hương liệu, chất tạo màu, cồn… vì chúng rất dễ khiến da bị kích ứng, dễ nổi mụn hơn.

TẨY TẾ BÀO CHẾT THƯỜNG XUYÊN

Tẩy tế bào chết đều đặn 1 – 2 lần mỗi tuần giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, tạo điều kiện để da tái tạo tốt hơn. Nhờ vậy, hạn chế được tình trạng mọc mụn ở trán.

  • Có nhiều cách khác nhau để tẩy da chết, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn như than hoạt tính, bã cà phê, đường, muối… Hoặc chọn các sản phẩm lành tính bán sẵn tại các cửa hàng mỹ phẩm uy tín.
  • Tuy nhiên, bạn không nên tẩy da chết quá nhiều lần mỗi tuần. Vì nó sẽ khiến da bị khô. Lúc này, da sẽ tiết ra nhiều dầu và dễ nổi mụn hơn.

XÔNG HƠI DA MẶT

Xông hơi trà xanh
Xông hơi trà xanh

Nếu trên trán xuất hiện mụn cám hoặc mụn đầu đen, bạn nên áp dụng phương pháp xông hơi để điều trị mụn.

  • Bạn nên chuẩn bị sẵn nước nóng, sau đó thêm vào các loại thảo dược có khả năng sát khuẩn tốt như chanh, sả,…
  • Sau khi làm sạch da mặt, bạn phủ 1 chiếc khăn lớn qua đầu, để mặt cách bát nước khoảng 20 – 30cm và tiến hành xông hơi.
  • Xông hơi sẽ giúp đẩy nhân mụn nhanh hơn và làm nở lỗ chân lông. Sau khi xông hơi, bạn có thể nặn những nhân mụn đã chín.
  • Xông hơi xong, bạn để da nguội tự nhiên rồi rửa mặt bằng nước mát để se khít lỗ chân lông. Cuối cùng, bạn lau khô và nhớ thoa kem dưỡng ẩm nhé.

ĐẮP MẶT NẠ TRỊ MỤN

Đắp mặt nạ là phương pháp được nhiều chị em áp dụng để trị mụn. Mỗi tuần, bạn có thể đắp 1 – 2 lần các loại mặt nạ tốt cho da mụn như mặt nạ dưa chuột, cà chua, sữa chua không đường hay mặt nạ bột yến mạch…

Mỗi tuần bạn có thể đắp mặt nạ 1 – 2 lần.

TRỊ MỤN Ở TRÁN NHỜ NGUYÊN LIỆU TỰ NHIÊN

Cách trị mụn ở trán
Cách trị mụn ở trán

Một vài nguyên liệu trị mụn có thể tốt với người này nhưng lại gây tác dụng phụ với người khác. Vì thế, bạn nên cân nhắc khi sử dụng, chẳng hạn:

  • Cách trị mụn ở trán bằng nghệ. Có thể dùng bột nghệ pha nước ấm, sữa tươi, sữa chua,…. sao cho hỗn hợp đủ sệt. Đắp mặt nạ hỗn hợp nghệ trên mặt trong vòng 25 phút kết hợp massage thư giãn. Lưu ý, không nên bôi nghệ lên các vết thương hở, các nốt mụn viêm bị vỡ.
  • Dưa leo. Bạn có thể cắt dưa leo thành từng lát mỏng để đắp trên da mặt để cải thiện mụn ở trán. Mỗi 5 phút thay một lớp dưa leo mới, thay liên tục trong 20 phút. Sau đó rửa sạch mặt bằng nước lạnh.
  • Bột trà xanh. Bột trà xanh có tác dụng trị viêm, kháng khuẩn. Trị mụn được bất kỳ bộ phận nào trên khuôn mặt. Bạn có thể dùng 5 thìa bột trà xanh pha với nước ấm hoặc sữa tươi. Trộn thật đều hỗn hợp sau đó đắp trên toàn khuôn mặt. Massage nhẹ nhàng trong 5 phút sau đó thư giãn trong 15 phút.
  • Trứng gà. Bạn có thể dùng cách trị mụn ở trán và má bằng trứng gà với cách làm vô cùng rất đơn giản. Là tách lòng trắng trứng gà khỏi lòng đỏ. Sau đó dùng cọ mềm quét lòng trắng nhiều lớp trên khuôn mặt. Thư giãn kết hợp massage trong 30 phút rồi rửa sạch mặt với nước lạnh.
  • Tỏi. Tỏi được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, tỏi có thể được dùng làm nguyên liệu trị mụn ở trán và má nhanh chóng. Bạn có thể cắt tỏi thành từng lớp thật mỏng, sau đó đắp lên các nốt mụn. Thư giãn trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch mặt với nước lạnh.

LƯU Ý DÙNG CÁCH TRỊ MỤN Ở TRÁN TẠI NHÀ

Lưu ý dùng cách trị mụn ở trán tại nhà
Lưu ý dùng cách trị mụn ở trán tại nhà

Để quá trình điều trị mụn ở trán và má được hiệu quả và tránh tình trạng mụn tái phát, bạn cần biết một số lưu ý dưới đây:

  • Uống nhiều nước.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin C, E.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ sau khi ngủ dậy và tối khi vừa về nhà.
  • Ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày, tập thói quen đi ngủ trước 10 giờ tối.
  • Khi dùng cách trị mụn ở trán cần tránh bị stress và nên có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Không dùng tay nặn mụn, không nặn mụn khi nhân mụn chưa chín, nên để mụn tự khô và rơi ra khỏi bề mặt da.
  • Không nên ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ, quá chua cay, không ăn nhiều đồ ngọt
  • Không uống rượu bia, cà phê, nước ngọt,…..sẽ làm gia tăng tình trạng mụn ở trán thêm trầm trọng
  • Rửa mặt sạch sẽ bằng nước ấm nước khi đắp mặt nạ. Điều này sẽ giúp da mặt dễ hấp thụ trong khi điều trị.
  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi tiến hành điều trị mụn tại nhà. Tránh để vi khuẩn trên tay xâm nhập sẽ làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.
  • Cách trị mụn ở trán và má tại nhà thực chất không hề khó. Chỉ cần bạn biết chọn cách phù hợp cho da mặt và kiên trì thực hiện. Chỉ trong thời gian 2 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.