Tiêm Mũi Filler Có Hại Không? Những Thông Vàng Cần Biết Về Filler

Tiêm mũi filler có hại không? Filler có mấy loại và cần lưu ý gì? Nếu bạn đang lo ngại về phương pháp làm đẹp này, thì đây sẽ là bài viết dành riêng cho bạn

Tiêm filler mũi là gì?

Tiêm Filler hay còn gọi là chất làm đầy da mặt có thể là những chất tổng hợp hoặc tự nhiên. Chúng được tiêm vào các đường, nếp gấp và mô của khuôn mặt để làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục hồi sự căng đầy trên khuôn mặt, giảm dần các dấu hiệu của thời gian.

Những chất này được tiêm dưới da, còn được gọi là chất độn da, chất làm đầy nếp nhăn và chất làm đầy mô mềm. Chúng được sử dụng để xóa các nếp nhăn khi cười, làm đầy má, độn cằm, môi trái tim. Tiêm làm đầy thái dương, bắp tay, bắp chân cũng như điều chỉnh sẹo mụn… Đặc biệt là tiêm filler vùng mũi.

Filler là gì?

Phần lớn tiêm  filler có thể hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, tiêm chất làm đầy chỉ có tác dụng tạm thời, kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và cơ địa mỗi người.

Mặc dù vậy, một số chất làm đầy trên thị trường được quảng cáo là có hiệu quả vĩnh viễn hoặc kéo dài rất nhiều năm.

Tiêm filler mũi có hại không?

Như đã nói ở trên tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ khá đơn giản. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, có rất nhiều khách hàng sử dụng phương pháp này bị biến chứng nghiêm trọng, phá hủy gương mặt và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân do đâu mà một phương pháp an toàn lại gây nguy hiểm đến như thế?

tiêm filler có hại không
Tiêm filler có hại không?
  • Lý do đầu tiên không thể không kể đến việc sử dụng chất làm đầy không rõ nguồn gốc. Các loại filler này thường có giá khá rẻ, đánh vào tâm lý ham khuyến mãi của khách hàng nhưng lại mang đến hậu quả nghiêm trọng. Các chất này khi được tiêm vào da sẽ gây ra tai biến do cơ thể phản ứng lại, dẫn đến dị ứng, viêm da, tệ hơn nữa là tạo nên các khối u xơ do phản ứng cơ thể báo lại. Đặc biệt nếu tiêm ở vùng mặt bạn có thể bị biến dạng gương mặt, nổi các u, gây méo mó.
  • Nếu bị tiêm phải chất làm đầy giả, chất lượng kém, việc khắc phục hậu quả rất khó khăn. Bởi filler này thường gây viêm nhiễm rất nhanh và rất ít nơi tại Việt Nam có thể thực hiện được việc nạo, lấy chất làm đầy không rõ nguồn gốc này ra khỏi cơ thể.
  • Lý do thứ ba là bởi các chuyên gia thẩm mỹ nhận định rằng, filler chỉ thực sự hiệu quả khi được sử dụng với liều lượng hợp lý, độ sâu và vị trí tiêm chính xác. Hơn nữa, tùy từng loại da, cơ địa khác nhau mà bác sĩ phải nhận định phương pháp thích hợp. Chính vì thế để thực hiện một liệu trình tiêm filler, bác sĩ phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm thì mới đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Nếu bạn lựa chọn một cơ sở không uy tín để thực hiện trẻ hóa da bằng filler, rủi ro khá cao là điều khó tránh khỏi.

Các loại filler trên thị trường hiện nay?

tiêm Filler
tiêm filler có hại không?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất làm đầy khuôn mặt.

Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết nhiều loại filler sẽ có tác dụng ngay lập tức. Một số khác lại cần có thời gian điều trị từ vài tuần hoặc vài tháng để có kết quả tối ưu, sau kiểm tra định kỳ.

Các loại filler thường sử dụng bap gồm:

Axit hyaluronic (ha)

Đây là một chất dạng gel có thể tìm thấy trong cơ thể. HA đã được sử dụng để chăm sóc làn da, làm đầy, căng bóng những nơi như má và làm mờ nếp nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt, môi và trán.

Do cơ thể sẽ tái hấp thu axit hyaluronic dần theo thời gian nên kết quả thường chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nhờ vào các nghiên cứu và phát triển các chất làm đầy da. Tác dụng của axit hyaluronic thường sẽ kéo dài 12 tháng hoặc lâu hơn.

Axit poly-l-lactic

Axit phân hủy sinh học này giúp kích thích quá trình sản sinh collagen. Thay vì làm đầy các nếp nhăn, từ đó mang lại sự săn chắc cho làn da và giảm xuất hiện các nếp nhăn.

Tuy không mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng hiệu quả của axit poly-L-lactic. Sẽ xuất hiện từ từ và kéo dài ít nhất 2 năm, khiến nó trở thành một filler có tác dụng bán vĩnh viễn.

Xylapatite (caha)

Chất làm đầy này sử dụng các hạt canxi siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm dưới da. Theo Hội đồng phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ (ABCS), gel canxi hydrolapatite có độ đặc cao hơn so với axit hyaluronic, điều đó khiến CaHA phù hợp điều trị các nếp nhăn sâu.

Polymethylmethacrylat (pmma)

Chất này bao gồm các hạt siêu nhỏ (microspheres) và collagen giúp làm đầy da. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu về nhựa và thẩm mỹ, PMMA có thể gây ra một số vấn đề.

Mặc dù loại filler này được coi là vĩnh viễn với tác dụng kéo dài đến 5 năm. Nó vẫn không phải là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo nghiên cứu, những loại filler có tác dụng kéo dài sẽ gây ra biến chứng với tỷ lệ cao hơn. Chẳng hạn như gây nhiễm trùng hay những nốt sần trên da.

Tiêm mỡ tự thân (ghép mỡ)

Kỹ thuật này sẽ lấy mỡ từ các bộ phận khác trên cơ thể bạn. Ví dụ như mông. rồi tiêm nó vào các vùng trên khuôn mặt để làm đầy.

Những thông tin VÀNG cần biết về tiêm filler mũi

Tiêm filler có tốt không?

tiem-filler-mui-co-tot-khong
Tiêm filler có tốt không?

Tiêm filler hoàn toàn tốt cho những người :

  • Người có khiếm khuyết về gương mặt không đáng kể, mong muốn có nét đẹp tự nhiên, hoàn hảo hơn.
  • Người có mũi tẹt, gãy, to, thô mong muốn có sống mũi cao. Thon gọn và thanh tú hài hòa với gương mặt.
  • Người đang trong giai đoạn lão hóa với nếp nhăn khóe mắt, da trán nhăn, bọng mắt xuất hiện. Filler sẽ giúp làm đầy các nếp nhăn sâu của trán, khóe mắt… giúp trẻ lại 5-10 tuổi.
  • Người muốn làm đẹp nhưng chưa muốn phẫu thuật. Vì ngại thời gian hồi phục sau phẫu thuật thẩm mỹ hay đơn giản là muốn thử xem khuôn mặt mình sẽ như thế nào một cách tạm thời trước khi thực hiện một cuộc phẫu thuật vĩnh viễn.

Thời gian tiêm filler bao lâu?

Một ca tiêm filler thông thường chỉ kéo dài khoảng 40 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Đây là thời gian tính chung cho cả việc thoa kem tê khoảng 40 phút, còn riêng thời gian tiêm chỉ khoảng 15 phút.

Tiêm filler mũi được bao lâu?

Theo TS.BS. Trần Ngọc Ánh, hiệu quả của tiêm Filler không giữ được mãi mãi. Thông thường, 1 lần tiêm Filler sẽ giữ được từ 12 – 36 tháng. Chất này sau đó tự tiêu đi. Sau đó, bạn có thể tiêm bổ sung để duy trì hiệu quả thẩm mỹ.

Ngoài ra, để hiệu quả của filler giữ được lâu nhất. Bạn cần đảm bảo đó là loại filler chất lượng, không hết hạn sử dụng.

Vì sao thời gian duy trì filler là có hạn?

Bản chất của chất làm đầy da filler được tạo ra là một chất làm đầy không vĩnh viễn. Nên sẽ bị tiêu biến dần do tác dụng của men phân hủy nội sinh trong cơ thể. Điều này khiến tác dụng tạo hình của filler không kéo dài mãi mãi. Như so với việc làm phẫu thuật hoặc sử dụng chất làm đầy vĩnh viễn như silicone. Tuy nhiên, phẫu thuật luôn ít nhiều để lại biến chứng xấu, làm suy yếu hệ miễn dịch. Silicone tồn tại quá lâu cũng gây ra những phản ứng phụ. Phản ứng đào thải, đặc biệt là khi cơ thể bắt đầu bị lão hóa.

tiêm filler được bao lâu
tiêm filler được bao lâu?

Vì vậy, sự “có hạn” của filler lại hay ở chỗ đảm bảo tính an toàn, tránh biến chứng về lâu về dài. Mặt khác, khi cảm thấy không hài lòng hoặc không muốn tiếp tục duy trì tiêm filler thì bệnh nhân có thể chích giải dễ dàng hoặc chờ đợi filler tiêu biến đi từ từ mà không cần phải trải qua phẫu thuật đau đớn thêm một lần nữa.

Tiêm filler mũi có đau không?

Không. Trên thực tế, hiện nay trong các sản phẩm filler cũng có sẵn hoạt chất lidocain. Gây tê cục bộ để giảm bớt cảm giác đau và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp chịu đau kém thì trước khi tiến hành tiêm filler. Bệnh nhân sẽ được bôi kem tê cẩn thận quanh vùng cần điều trị để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Tiêm filler có để lại sẹo không?

Không. Sau khi điều trị, tại vị trí mũi tiêm filler đi vào có thể xuất hiện một vết chấm nhỏ ở người có cơ địa kém. Vết chấm này sẽ mờ dần và biến mất sau vài ngày (có thể che bằng cách trang điểm hoặc dùng thuốc. Mỹ phẩm theo chỉ định của bác sĩ).

Biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler mũi

Biến chứng khi tiêm filler mũi
Biến chứng khi tiêm filler mũi

Những trường hợp tiêm filler mũi gặp phải biến chứng và tác dụng phụ. Chỉ có thể là tiêm nhầm những loại filler kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu không tìm hiểu rõ bạn có thể không may mắc phải những tác dụng phụ sau:

  • Nhiễm trùng
  • Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm
  • Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quang vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ
  • U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy
  • Sự di chuyển của các chất độn từ vùng này sang vùng khác
  • Chấn thương mạch máu
  • Có thể bị mù, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm ngăn chặn lưu lượng máu đến mắt
  • Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch

Cách ngăn ngừa biến chứng tiêm filler

Lựa chọn thẩm mỹ viện có trang thiết bị hiện đại, tay nghề cao
Lựa chọn thẩm mỹ viện có trang thiết bị hiện đại, tay nghề cao

Mọi người cần lưu ý những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm filler. Như: sưng, bầm, nhức, đỏ, đau, ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc những vùng mu bàn tay. Và vùng cằm khó vận động; vùng da đã tiêm sưng, bầm, tím và gây đau trong thời gian dài.

Khi những vết bầm tím bắt đầu mưng mủ, chính là biểu hiện chúng đã bị nhiễm trùng. Nếu bạn không phát hiện kịp thời, tìm biện pháp khắc phục, mà để lâu, có thể biến chứng thành hoại tử.

“Biện pháp khắc phục tốt nhất là tiêm tan filler, chống sưng, viêm. Thuốc làm tan filler chứa thành phần chính là Hyaluronidase. Giúp phân giải và phá vỡ liên kết của chất làm đầy trong da của bạn.

Từ đó, filler sẽ đào thải ra ngoài cơ thể theo cơ chế tự nhiên. Trả lại hình dáng vùng da như ban đầu. Tệ hơn nữa là tiến hành phẫu thuật nạo vét filler ra khỏi cơ thể. Hoặc cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp.

Quá trình điều trị rất phức tạp, bệnh nhân phải tốn rất nhiều thời gian. Khả năng cao không thể hồi phục như ban đầu. Do đó, khi thấy bất kỳ dấu hiệu biến chứng nào sau khi tiêm filler. Hãy đến ngay địa chỉ tin cậy để được bác sĩ thăm khám và tiến hành khắc phục nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc, ngay từ đầu. Bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ tay nghề cao và dày dạn kinh nghiệm để tiêm filler làm đẹp”. Bác sĩ Trần Thị Thanh Tuyền thông tin thêm.