Tạo Má Baby Vĩnh Viễn Bằng Phương Pháp Nào? Có Hiệu Quả Không?

Tạo má baby vĩnh viễn bằng cách nào? Làm cách nào để hiệu quả và có thể duy trì vĩnh viễn? Xem ngay bài viết dưới đây để nắm bắt thêm thông tin chi tiết ngay nhé!

Nguyên nhân má bị hóp

tạo má baby vĩnh viễn
Nguyên nhân má bị hóp

Theo các bác sĩ tại BVTM Kangnam: má hóp là hiện tượng mô mỡ bị thiểu sản (thiếu hụt nhiều) dẫn đến đường nét gương mặt không được hài hòa, thô xương, lộ gò má cao,..

Cấy mỡ má hóp Nano Fat là giải pháp hoàn hảo khắc phục hiện trạng trên. Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào phân tích ưu điểm mà công nghệ này mang lại, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao má lại bị hóp?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng má hóp, điển hình có thể liệt kê ra các nhóm như sau:

Di truyền

Theo kiểm chứng lâm sàng, 40% nguyên nhân người có má bị hóp do di truyền từ bố hoặc mẹ. Những người này thường bị thiểu sản nặng vùng má, lộ xương gò má cao từ nhỏ và khó để khắc phục bằng việc bổ sung thực phẩm hay các phương pháp làm đầy má hóp tự nhiên.

Lão hóa

Lão hóa chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt mô mỡ tại vùng má. Khi bước vào độ tuổi U40, phần mô mỡ và Collagen không còn được sản sinh thường xuyên, da bạn sẽ trở nên nhăn nheo, hóp lại, chảy xệ.

Nguyên nhân lão hóa xảy đến với nữ giới nhiều hơn nam. Sau khi trải qua quá trình sinh nở, nữ giới có xu hướng lão hóa nhanh hơn đàn ông.

Giảm cân đột ngột

Khi bạn đột ngột tăng giảm trọng lượng, các mô mỡ tại mặt (đặc biệt là vùng má) teo đi nhanh chóng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến gương mặt bạn trở nên già nua, hốc hác, má hóp (lệch 1 bên hoặc cả 2).

Chế độ ăn uống, sinh hoạt kém khoa học

Việc dùng nhiều chất kích thích, stress trong thời gian dài, thường thức khuya dậy sớm,.. cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng má hóp ở nhiều người. Đây là nguyên nhân đến từ những yếu tố khách quan bên ngoài nhưng rất nhiều gặp phải, nhất là người trẻ tuổi, dân văn phòng,…

Một số nguyên nhân khác

Hóp má khi niềng răng, chỉnh nha,…

nieng-rang-bi-hop-ma
Niềng răng bị hóp má

Tạo má baby vĩnh viễn bằng cách nào?

dung-chat-lieu-don
Dùng chất liệu độn má

Độn má baby là gì? Theo BS Việt Dung, độn má baby (hay còn gọi là làm đầy má hóp). Thực chất là một giải pháp hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng sở hữu khuôn mặt bầu bĩnh. Hai má phúng phính trong thời gian nhanh nhất mà không phải tăng cân. Đây là kỹ thuật sử dụng những dụng cụ chuyên dụng can thiệp vào vị trí xương hàm. Tạo cho khuôn mặt cân xứng, hài hòa, dễ dàng gây ấn tượng mạnh cho người đối diện.

Các phương pháp tạo má baby thường thấy hiện nay

Theo BS Việt Dung, hiện nay có 3 phương pháp độn má baby phổ biến. Cụ thể:

Ghép mỡ

Bác sĩ tiến hành hút mỡ ở những vùng thừa như bụng, đùi. Để ghép vào những vùng hóp trên khuôn mặt như vùng thái dương, rãnh mũi má, vùng má để khuôn mặt trở nên đầy đặn, bầu bĩnh hơn.

“Thông thường, sau khi ghép, chỉ 40-60% mỡ sống sót chứ không thể 100%, mỡ tiêu tối đa sau 1-3 tháng”, BS Dung lưu ý.

Với ghép mỡ, bác sĩ tiến hành hút mỡ ở những vùng thừa như bụng, đùi để ghép vào những vùng hóp trên khuôn mặt như vùng thái dương, rãnh mũi má, vùng má để khuôn mặt trở nên đầy đặn, bầu bĩnh hơn.

Vị chuyên gia đặc biệt khuyến cáo, kỹ thuật ghép mỡ để độn má baby tuyệt đối chỉ được thực hiện trong những bệnh viện, tuyệt đối không được làm tại các phòng mạch, phòng khám, thẩm mỹ viện cũng không được phép làm vì đây là kỹ thuật phức tạp, nguy hiểm, rất dễ gặp biến chứng như nhiễm trùng huyết, tiêm vào mạch máu sẽ gây tắc mạch máu mỡ, gây liệt mặt, mù mắt, thậm chí tử vong.

Tiêm filler làm đầy má hóp

tiem-ma-baby
Tiêm má baby

BS Việt Dung nhận định, kỹ thuật này được sử dụng rất phổ biến tại các spa nhưng cần hết sức cẩn trọng.

“Kỹ thuật này tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế rất phức tạp vì chỉ cần một chút sai sót sẽ gây biến chứng cực nguy hiểm như tắc mạch, từ đó dẫn đến nguy cơ hoại tử, mù mắt, liệt, đột quỵ…”, BS Dung nhấn mạnh.

Chưa kể, filler thường sẽ tiêu sau 6 tháng – 3 năm tùy từng loại. Trên thị trường hiện nay, loại filler tốt, ít phản ứng với cơ thể rất đắt, chỉ phù hợp để tiêm số lượng ít vào những khu vực như mũi, rãnh mũi má, cằm. Tiêm má baby đòi hỏi một lượng khoảng 20-40cc. Thường không được các bác sĩ lựa chọn vì rất đắt, lại bị tiêu trong thời gian ngắn. Trong khi đó, sử dụng filler kém chất lượng làm đầy má hóp đang thịnh hành tại nhiều cơ sở spa.

“Tiêm filler làm đầy má hóp không đảm bảo chất lượng rất dễ bị biến chứng. Như phản ứng vón cục, nổi sần lên mặt da, làm đỏ, lồi lõm da…”, chuyên gia khuyến cáo.

Silicon độn má baby

tạo má baby vĩnh viễn
tạo má baby vĩnh viễn

BS Dung nhận định, silicon là một chất cấm sử dụng trong y tế từ rất lâu. Nhưng hiện nay vẫn nhiều người tiêm dưới mác filler. Đặc biệt là tại các spa, người tiêm dạo.

“Tiêm silicon có nguy cơ biến chứng cao hơn nhiều so với tiêm filler thông thường. Biến chứng thường gặp nhất chính là xơ cứng, vón cục, phản ứng gây đỏ da, loét da, nổi sần…”, BS Dung cho hay.

Các thông tin vàng về độn má baby vĩnh viễn

Các chất liệu tạo má baby vĩnh viễn

chat-lieu-tao-ma-baby-vinh-vien
Các chất liệu tạo má baby vĩnh viễn

Mô cấy ghép dùng để độn má có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu. Vật liệu phổ biến nhất là silicone rắn. Ngoài ra, hai vật liệu phổ biến khác là polyetylen xốp mật độ cao. Được bán trên thị trường là Medpor và ePTFE (expanded polytetrafluoroetylen). Còn được gọi là Gore-Tex. Cả Medpor và ePTFE đều là các chất trơ, có sự tích hợp tốt hơn với các mô và xương bên dưới so với silicone rắn. Tuy nhiên, trong trường hợp của Medpor, sự tích hợp và thâm nhập của mô bên dưới vào mô cấy gây khó khăn cho việc tháo bỏ mô cấy khi cần chỉnh sửa.

Hình dạng mô cấy tạo má baby vĩnh viễn

Có ba hình dạng mô cấy được dùng trong phẫu thuật độn má. Mô cấy gò má, mô cấy dưới gò má hoặc kết hợp. Mô cấy vùng gò má (Malar implants) là hình dạng phổ biến nhất, được đặt trực tiếp trên xương gò má. Kết quả là làm tăng nhiều hơn độ nhô ở vùng xương gò má, tạo một đường viền “cao hơn” của khuôn mặt khi nhìn nghiêng.

Ngược lại, mô cấy ghép cho vùng dưới gò má (Submalar implants) không được đặt trên xương gò má. Chúng được dùng để độn làm đầy vùng giữa mặt, đặc biệt cho những người có vẻ ngoài hốc hác hoặc “trũng” vào khu vực này.

Mô cấy ghép kết hợp (kết hợp malar / submalar implants). Là một cấy ghép mở rộng nhằm mục đích để độn cho cả vùng giữa mặt và xương gò má.

Đường rạch tạo má baby vĩnh viễn

tao-ma-baby
Đường rạch tạo má baby vĩnh viễn

Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ rạch một đường ở trong miệng. Trên gần đỉnh của đường nướu, bóc tách khoang và đưa mô cấy ghép vào vị trí.

Một phương pháp khác là tạo một vết mổ bên ngoài gần mắt. Nhưng hầu hết bệnh nhân không chọn phương pháp này vì nó có thể tạo ra vết sẹo rõ ràng.

Tuy nhiên, phương pháp sử dụng đường rạch bên trong miệng. Có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn vì miệng chứa nhiều vi khuẩn. Phẫu thuật cấy ghép độn má hay làm đầy má hóp bằng chất liệu độn nhân tạo. Thường được thực hiện dưới gây tê hoặc gây mê toàn thân và mất khoảng 1 đến 2 giờ. Thời gian phục hồi từ phẫu thuật này thường mất khoảng 10 ngày.

Các nguy cơ của tạo má baby vĩnh viễn

Cũng như với bất kỳ loại phẫu thuật nào. Phẫu thuật độn má hay làm đầy má hóp bằng chất liệu độn nhân tạo. Cũng có nguy cơ như nhiễm trùng, chảy máu sau phẫu thuật. Hình thành cục máu đông và sưng nề nặng. Không cân xứng cũng là một nguy cơ với tất cả các hình thức nâng độn gò má.

Điều này có thể xảy ra do sự tái hấp thu không đồng đều. Sự dịch chuyển hoặc sự di lệch của chất liệu cấy ghép. Sự thay đổi này có thể xảy ra do sưng, chấn thương hoặc sẹo. Mặc dù mất cảm giác tạm thời là phổ biến. Nhưng mất cảm giác kéo dài có thể xảy ra với bất kỳ phẫu thuật nào, đặc biệt là phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.