Cách Phân Biệt Nám Và Tàn Nhang Để Điều Trị Hiệu Quả [Chi Tiết A-Z]

Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách phân biệt nám và tàn nhang có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cách điều trị triệt để dễ dàng hơn.

Nám là một dạng bệnh lý rối loạn sắc tố trên da. Nám có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng thường gặp ở nữ giới nhiều hơn.Nám có 2 dạng chính: Nám mảng và nám chân sâu hay còn gọi là nám nội tiết. Đôi khi trên lâm sàng gặp những trường hợp bị nhiễm đồng thời cả nám chân sâu và nám mảng được gọi là nám hỗn hợp.

NÁM, TÀN NHANG LÀ GÌ?

Nám da và tàn nhang về bản chất là sự gia tăng bất thường của các sắc tố melamin trên da. Melanin là sắc tố quy định màu da, có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác động nên ngoài.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà thường gặp nhất là khi tiếp xúc với cường độ ánh nắng mặt trời quá mức, thì các sắc tố này tập trung lại 1 chỗ để bảo vệ da. Từ đó, bạn có thể nhận thấy vùng da này sậm màu hơn các vùng da xung quanh do bị tổn thương, gọi là tàn nhang hay nám da.

phân biệt nám và tàn nhang

NÁM DA LÀ GÌ?

Nám da là tình trạng tăng hắc sắc tố melanin ở lớp đáy và trung bì của da, hiện tượng này thường có biểu hiện là da nổi những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, hoặc nâu vàng, đôi khi là nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen. Nám da xuất hiện ở mọi nơi trên da mặt, nhưng thường là vùng gò má, mũi, trán, môi trên, cằm, và đôi khi có ở cổ.

TÀN NHANG LÀ GÌ?

Tàn nhang là tập hợp các đốm có sự gia tăng sắc tố melanin (đậm màu) kích thước nhỏ từ đầu tăm đến hạt vừng có màu đậm hơn các vùng da xung quanh, ranh giới thường rõ hoặc cũng có khi nham nhở: màu từ nâu sẫm, nâu nhạt, vàng, xám, đỏ hoặc đen. Vị trí thường gặp là các vùng da hở như phần mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay.

PHÂN BIỆT NÁM VÀ TÀN NHANG KHÁC NHAU THẾ NÀO?

Tàn nhang là những đốm tròn nhỏ từ 1-5mm có màu nâu nhạt hoặc sậm, vàng hoặc đen xuất hiện trên bề mặt da theo từng đám, không có kích thước nhất định, thường đậm màu hơn những vùng da xung quanh.

Bản chất của tàn nhang là sự phát triển quá mức các sắc tố da melanin, chúng có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên da. Phạm vi xuất hiện thường thấy của tàn nhang là những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như như vùng mặt, cổ, lưng, bả vai.

Tuy nhiên, vùng da dễ bị tàn nhang nhất là hai bên gò má và mũi…

Mật độ xuất hiện và màu sắc của tàn nhang có thể thay đổi tùy theo mùa, mùa hè tăng lên, mùa đông giảm bớt. Tàn nhang xuất hiện nhiều và đậm màu khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Người có có làn da trắng, mỏng (người châu Âu, Á) dễ bị tàn nhang hơn người da màu (người châu Phi).

phân biệt nám và tàn nhang
Phân biệt nám và tàn nhang

PHÂN BIỆT NÁM VÀ TÀN NHANG CÓ MẤY DẠNG

Tàn nhang có nhiều dạng, nhưng được phân chia thành 3 dạng chính dưới đây:

  • Dạng nhẹ: Đây là dạng tàn nhang nằm ở lớp ngoài cùng gần với bề mặt da. Vì thế chúng khá dễ điều trị và ít gây tái phát trở lại.
  • Dạng trung bình: Dạng tàn nhang này thường nằm ở lớp trung bì của da, khó điều trị và để lại vết thâm nếu điều trị không đúng cách.
  • Dạng nặng: Những nốt tàn nhang này rất “cứng đầu”, khó điều trị bởi chúng nằm sâu ở lớp mỡ dưới da.

Bên cạnh đó, nám da là những đốm tròn nhỏ có màu vàng, nâu, đen hoặc các mảng có màu sậm có giới hạn rõ ràng, kích thước không nhất định, thường xuất hiện ở mặt, trán, má… và đối xứng qua hai bên mặt. Nám da và tàn nhang khác nhau ở chỗ, nám xuất hiện chủ yếu ở mặt, nhất là hai bên gò má.

Bản chất của nám da là sự rối loạn các sắc tố melanin ở lớp trung bì và lớp đáy, thường gặp nhất ở phụ nữ độ tuổi trung niên (từ 30 tuổi trở đi), phụ nữ trong thời kì mang bầu và sau khi sinh. Qua thời gian, vết nám có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh và khó chữa.

PHÂN BIỆT NÁM VÀ TAN NHANG NGUYÊN NHÂN

Nám da và tàn nhang sở hữu nhiều điểm khác nhau về hình dạng, kích cỡ và màu sắc, tuy nhiên chúng lại do những nguyên nhân khá giống nhau gây ra. Những nguyên nhân này có thể kể đến như:

  • Do di truyền.
  • Do da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu.
  • Ô nhiễm môi trường.
  • Nội tiết tố thay đổi bất thường, thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh…
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya, mất ngủ…
  • Lạm dụng mỹ phẩm khiến da nhạy cảm và dễ bị kích ứng với môi trường
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh, thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Do quá trình lão hóa tự nhiên: các gốc tự do tấn công vào da gây ra các vấn đề tàn nhang, nám da, sạm da…

ĐIỀU TRỊ NÁM DA VÀ TÀN NHANG TỪ THIÊN NHIÊN

KHOAI TÂY ĐÔNG ĐÁ

Khoai tây đông đá
Khoai tây đông đá

Chuẩn bị: 1 củ khoai tây nhỏ, 1 trái chanh và khay làm nước đá.

Thực hiện: Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt miếng trước khi xay nhuyễn. Cho nước cốt chanh (khoảng 3 muỗng nhỏ) vào cùng lúc. Thêm một ít nước để tạo thành hỗn hợp mịn. Đổ hỗn hợp này vào khay đá rồi mang đi đông lạnh.

Cách dùng: Sau khoảng 5 giờ đồng hồ đông lạnh là có thể sử dụng. Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ dùng một viên đá khoai tây và nước cốt chanh thoa lên mặt. Nhớ rửa sạch mặt trước khi thoa. Tập trung nhiều ở những vùng da bị nám hoặc tàn nhang. Chờ trong khoảng 10 phút sau khi thoa thì rửa lại mặt với nước sạch.

Công dụng: Hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong khoai tây có khả năng chống oxy hóa tốt. Đặc biệt là vitamin B6, C và kali. Những thành phần này giúp tăng cường sản sinh collagen. Qua đó, độ đàn hồi của da được tăng cường. Đồng thời, kết hợp chanh và khoai tây còn giúp xóa mờ nám hoặc tàn nhang; kích thích tuần hoàn máu và se khít lỗ chân lông.

LÁ TRẦU KHÔNG

Lá trầu không
Lá trầu không

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không (dạng tươi); 100ml nước và một ít muối hạt.

Thực hiện: Ngâm lá trầu không trong nước muối khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Xếp lá vào nồi, đổ nước ngập lá rồi nấu trong khoảng 30 phút. Xay nhuyễn bã phần lá cùng với nước sau khi nấu. Thêm một ít muối trong lúc xay. Tiếp tục mang đi đun với lửa nhỏ cho đến khi cô đặc lại như keo. Bảo quản trong lọ thủy tinh. Chờ nguội thì đậy kín rồi để trong ngăn mát tủ lạnh.

Cách dùng: Rửa sạch mặt rồi lau khô. Thoa một ít hỗn hợp lên vùng da bị nám hoặc tàn nhang. Chờ trong khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch ở nhiệt độ bình thường.

Công dụng: Thành phần của lá trầu không có nhiều hoạt chất ngăn chặn sự hình thành của sắc tố melanin. Cụ thể là muối khoáng, chất xơ (mỗi chất chiếm tỷ lệ khoảng 2,3%); carbohydrate (61%). Những hoạt chất này thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen và elastin. Qua đó, da sẽ trắng hồng và mịn màng hơn.

Lưu ý:

  • Chỉ bôi hỗn hợp lên vùng da bị nám;
  • Không để hỗn hợp trên da quá 15 phút;
  • Trong 10 ngày đầu tiên, dùng mỗi ngày 1 lần. Sau đó giảm tần suất xuống còn 1 lần/1 tuần.

TỎI

phân biệt nám và tàn nhang
Tỏi

Chuẩn bị: 2 -3 tép tỏi.

Thực hiện: Tỏi lột vỏ, rửa sạch và giã nhuyễn.

Cách dùng: Đắp trực tiếp cả phần bã và nước cốt tỏi lên vùng da bị nám hoặc tàn nhang. Nhớ vệ sinh da trước khi đắp. Chờ khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần.

Công dụng: Ức chế sự hình thành của các tế bào hắc tố. Bên cạnh đó, tỏi dùng ngoài da giúp đẩy lùi quá trình lão hóa. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ chuyển đổi các loại protein cần thiết cho da.

CÀ CHUA

Cà Chua
Cà Chua

Chuẩn bị: 1 quả cà chua và 2 thìa lớn sữa chua không đường.

Thực hiện: Xay nhuyễn cà chua và sữa chua với nhau.

Cách dùng: Đắp hỗn hợp lên da sau khi đã rửa sạch và lau khô. Kết hợp với đó là massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu hơn. Chờ trong khoảng 20 phút thì rửa lại mặt bằng nước ấm. Đắp mặt nạ cà chua và sữa chua từ 2 – 3 lần/1 tuần.

Công dụng: Ngoài chữa nám hoặc tàn nhang, hỗn hợp cà chua và sữa chua đắp mặt còn làm mềm, sáng da và đẩy lùi lão hóa.

Ngoài cách đắp mặt nạ, có thể dùng cà chua làm sinh tố uống. Loại nước uống này không chỉ hỗ trợ cơ thể chữa nám, tàn nhang từ bên trong mà còn giúp tăng cường sức đề kháng. Hoặc nếu bạn không có sữa chua thì có thể để cà chua trong ngăn mát tủ lạnh khoảng vài giờ rồi cắt thành lát mỏng đắp ngoài da.

BẠC HÀ

Bạc Hà
Bạc Hà

Chuẩn bị: 1 nắm lá bạc hà ở dạng tươi và một ít nước sạch.

Thực hiện: Lá bạc hà sau khi rửa sạch thì xay nhuyễn với một ít nước. Dùng khăn mỏng lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

Cách dùng: Vệ sinh da mặt rồi dùng bông gòn thấm nước bạc hà thoa đều lên da. Đợi khô tự nhiên rồi rửa lại với nước ấm.

Công dụng: Bên cạnh tác dụng chữa nám hoặc tàn nhang, nước cốt lá bạc hà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống khô da và giúp máu lưu thông tốt hơn.

TÍA TÔ

phân biệt nám và tàn nhang
Tía tô

Chuẩn bị: 200g lá tía tô; 1 muỗng lớn nước cốt chanh (hoặc thay thế bằng mật ong).

Thực hiện: Lá tía tô rửa sạch và chờ cho ráo nước. Cho lá này vào máy xay cùng với nước cốt chanh hoặc mật ong. Cho vào đó thêm một ít nước đủ cho 1 lần sử dụng.

Cách dùng: cho hỗn hợp ra một cái bát nhỏ. Rửa sạch mặt rồi lau khô. Hoặc bạn có thể xông hơi để loại bỏ hiệu quả hơn bụi bẩn và bã nhờn tích tụ. Thoa hỗn hợp lên da kết hợp với massage nhẹ nhàng (nên thao tác theo chiều xoắn ốc). Chờ trong khoảng 20 phút thì rửa lại với nước sạch.

Ngoài cách dùng lá tía tô kết hợp cùng chanh hoặc mật ong làm mặt nạ đắp để chữa nám hoặc tàn nhang, còn có nhiều cách sử dụng khác. Tiêu biểu là dùng dạng nguyên chất (thoa ngoài da), làm sinh tố uống hoặc dùng lá ở dạng khô để hãm với nước sôi uống như trà.

DẦU OLIU, MẬT ONG VÀ CHANH

Dầu oliu mật ong và chanh
Dầu oliu mật ong và chanh

Chuẩn bị: Dầu oliu và mật ong mỗi loại 3 thìa; nước cốt chanh dùng 2 thìa.

Thực hiện: Trộn đều các nguyên liệu. Rửa mặt với nước ấm và lau khô. Thoa hỗn hợp lên mặt kết hợp cùng massage nhẹ nhàng trong 5 phút thì ngừng. Thư giãn trong 15 phút rồi rửa lại da với nước sạch. Mỗi tuần cần đắp mặt nạ với hỗn hợp này từ 2 – 3 lần.

Công dụng: Bên cạnh khả năng chữa nám hoặc tàn nhang, mặt nạ từ dầu oliu, mật ong và nước cốt chanh còn có tác dụng tẩy tế bào chết.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỮA NÁM VÀ TÀN NHANG

phân biệt nám và tàn nhang
Lưu ý khi trị nám tan nhang

Không để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng trong khoảng 9h đến 16h. Hạn chế ra ngoài đường trong khoảng thời gian này;

Dùng kem chống nắng mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Thoa trước khi ra ngoài 15 phút. Chú ý dùng những loại có chỉ số SPF 30+;

Dù có dùng kem chống nắng thì vẫn cần che chắn kỹ khi ra ngoài những lúc trời nắng gắt. Nên dùng những loại trang phục có chất liệu chống tia UV.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả chữa nám da cũng như tàn nhang, bạn cần lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình.

Cụ thể là:

  • Đảm bảo lượng dinh dưỡng hằng ngày;
  • Bổ sung nhiều rau củ quả tươi;
  • Hạn chế những thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ;
  • Hạn chế dùng các chất kích thích (rượu, bia và thuốc lá…);
  • Uống đủ nước;
  • Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya;
  • Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn. Với những môn ngoài trời, cần hạn chế tập luyện dưới trời nắng gắt;
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ NÁM DA VÀ TÀN NHANG

Để phòng ngừa nám da và tàn nhang, các chị em cần nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến tàn nhang nám da và có biện pháp bảo vệ da phù hợp:

  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là nên bôi kem chống nắng thường xuyên và che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học với thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, uống nhiều nước.
  • Tìm hiểu kỹ các sản phẩm dưỡng da trước khi sử dụng để tránh làm mỏng da, ăn mòn da, khiến da dễ bị kích ứng hơn….
  • Đặc biệt, nếu nhận thấy da xuất hiện vết nám hay tàn nhang thì nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu, tìm một cơ sở uy tín để có phương pháp điều trị kịp thời và tận gốc, tránh để tàn nhang hay vết nám lan rộng.