Mụn hình thành như thế nào? Nguyên nhân, phân loại, cách điều trị?

Mụn là một trong những vấn đề nan giải thường gặp nhất của giới trẻ. Nhất là các bạn nữ trong quá trình dậy thì cũng như phát triển gây tâm lý tự ti, sợ hãi

MỤN LÀ GÌ?

Mụn là gì?
Mụn là gì?

Mụn là một từ trong tiếng Việt dùng để chỉ một khối u nhỏ bất thường trên một bề mặt. Thông thường chúng được dùng chủ yếu trong y khoa để chỉ một chứng bệnh da liễu do thay đổi trong tuyến mồ hôi và chân lông. Mụn có thể do viêm chân lông, nhưng cũng có thể do những lý do khác.

Mụn là một loại bệnh da liễu, phát sinh từ sự rối loạn chức năng của các hormone. Và tuyến nhờn dưới da (tuyến bã nhờn và các nang lông). Từ đó hình thành nên những tổn thương trên da. Và biểu hiện bằng một khối u nhỏ trên bề mặt da, có thể làm đau, đỏ hay sưng.

Bạn có biết rằng mụn có thể hình thành ở bất cứ đâu kể cả vị trí khó nhất trên làn da của chúng ta. Đặc biệt chúng thường xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực và vai.

Tùy theo bệnh lý, có thể có các loại mụn như: mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn thịt, mụn mủ, mụn nước, mụn cóc,… Mụn trứng cá nặng nếu không biết cách điều trị. Chăm sóc da hợp lý có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn trên cơ thể. Chính vì vậy trong bài viết này hãy cùng ovalin tìm hiểu và chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả tất cả các kiến thức cần biết về mụn trứng cá.

NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH MỤN LÀ GÌ?

Nguyên nhân gây ra mụn là gì?
Nguyên nhân gây ra mụn là gì?

Một số yếu tố khác liên quan đến việc hình thành:

  • Mỹ phẩm. Một số thành phần thường không tốt hay được sử dụng có tính chất gây bít tắc lỗ chân lông. Tạo nhân mụn như dầu khoáng (Mineral Oil), chất bảo quản (Paraben), hương liệu (Fragrance), Corticoid, và các chất khác…
  • Nghề nghiệp. Công việc của bạn thường tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh nắng, đối mặt áp lực.
  • Thời tiết nóng và ẩm. Việc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ và độ ẩm cao trong không khí. Cũng có thể gây khởi phát và làm hỏng tình trạng mụn trứng cá.
  • Chế độ chăm sóc da không đúng cách. Làm sạch da không đúng cách thường xảy ra ở những người không hiểu biết. Bao gồm: rửa mặt quá nhiều lần. Lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nặng nề hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Sử dụng chất kích thích trong cơ thể như uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá. Ăn nhiều đồ ngọt. Đồ béo hoặc chế độ giảm cân không khoa học.
  • Stress. Thức khuya, lo âu căng thẳng, stress là nguyên nhân vô cùng cơ bản. Khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Các bệnh nội tiết trong cơ thể. Một số bệnh lý như Cushing, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh cường giáp trạng,…
  • Thuốc. Một số thuốc kháng sinh làm tăng mụn trứng cá, phổ biến nhất là corticoid, isoniazid. Thuốc có nhóm halogen, nội tiết tố androgen (testosterone), lithium…
  • Một số nguyên nhân chủ quan. Vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng cách, không vệ sinh khoa học lạm dụng mỹ phẩm… Cũng là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.

QÚA TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỤN

Quá trình hình thành mụn
Quá trình hình thành mụn

Thông thường có 4 yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá bao gồm dưới đây:

SỰ TĂNG TIẾT BÃ NHỜN BẤT THƯỜNG

Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn trên mặt được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý của cơ thể, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn trên mặt như hóc-môn, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.

Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây lên các chứng bệnh về da. Bao gồm: Viêm da Tiết bã, một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc. Đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong và ngoài tai.

SỰ TĂNG SỪNG

Sự tăng lớp sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên bất thường. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, che khuất lại. Điều này làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.

Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn). Kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông  một cách bất thường dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang trên  da phình lên. Dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ấy ở gần bề mặt da.

QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP CỦA VI SINH VẬT

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại trong không khí (propionibacteria). Có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang lông đang bị bịt kín. Dẫn đến sự hình thành các nốt sần hình thành lên mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang .

SỰ VIÊM NHIỄM

Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp khác. Các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết) mà chưa được làm sạch, vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng. Tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận trên da.

PHÂN LOẠI MỤN

Có nhiều cách để phân loại mụn trên da:

Phân loại mụn
Phân loại mụn

MỤN KHÔNG VIÊM

Mụn không viêm là những loại ở mức độ nhẹ, không gây đau đớn cho khuôn mặt, không sưng mủ. Dựa vào sự đóng hay mở của nhân mụn mà mụn không viêm được các nhà khoa học phân ra thành các loại. Bao gồm các loại dưới đây

  • Mụn đầu trắng (whiteheads). Là tổn thương nhẹ trên bề mặt da. Có cùng màu da hoặc màu trắng tinh có thể thấy bằng mắt thường kích thước nhỏ dao động khoảng 1-3 mm. Nó được bao bọc bởi lớp da, không hở, nên còn gọi là nhân đóng (closed comedones). Thường thấy rõ hơn khi kéo căng da.
  • Mụn đầu đen (blackheads) là mụn có bề mặt làn da bị hở. Gọi là dạng nhân mở (open comedones). Khi các nhân bít tắc được mở ra, không còn được che phủ bởi lớp da. Bên trên thì các chất trong cơ thể chứa trong nhân bị oxy hóa. Bởi các yếu tố môi trường bên ngoài tạo nên các chấm mụn đen hình thành trên mặt.
  • Mụn ẩn dưới da (microcomedones) là loại mụn rất khó nhìn thấy nhân và đầu mụn vì thường bé nhỏ. Nó thường chỉ nổi cộm lên thành đốm đỏ nằm sâu dưới da.
  • Không tự nặn cho đến khi nhân đầu trắng chuyển sang màu đen trên mặt. Điều này có thể tránh được việc làm tổn thương da và giảm nguy cơ để lại sẹo, thâm.

MỤN VIÊM

Mụn viêm là mụn ở mức độ nặng, tổn thương gờ trên bề mặt da, gây đau nhức trên cơ thể. Dựa vào sự phát triển của nhân mụn. Mức độ mụn viêm mà chúng được chia ra thành các dạng cơ bản như: mụn sẩn, mụn mủ, mụn nang, mụn bọc.

  • Mụn sẩn (papules). Đây là loại mụn phát triển khi mụn đầu đen. hoặc mụn đầu trắng bị viêm nặng không xử lý kịp tạo thành các nốt đỏ hoặc hồng trên da. Hơi sưng và không thấy đầu. Khi chạm vào có cảm giác đau ở phần đầu  mụn, nếu bạn nặn hoặc ép sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đến sẹo.
  • Mụn mủ (pustules). Là một bước phát triển mới nặng hơn của mụn sẩn. Là những chấm màu trắng đục trên cơ thể hoặc hơi ngả vàng ở trung tâm tổn thương. Xung quanh là viền viêm đỏ trong cơ thể, bên trong chứa mủ do quá trình viêm tạo thành.
  • Mụn bọc (nodules), mụn nang (cysts). Đây là những tổn thương có gờ lớn nhô lên khỏi mặt da. Hoặc bạn có thể sờ thấy có chân sâu bên dưới da. Chúng có thể cứng chắc hoặc mềm. Tùy theo thành phần chất chứa bên trong nó là dịch nhờn, chất bã hay mủ. Khi sờ vào có cảm giác đau nhức, khó chịu vô cùng. Nhìn bên ngoài như những “khối u”, Đây được xem là loại nặng và nguy hiểm, nguy cơ gây sẹo lõm rất cao.

QUY TRÌNH TỰ CHĂM SÓC DA TẠI NHÀ

Cách trị mụn tại nhà là các cách duy nhất để duy trì về sau và chăm sóc mụn hiệu quả nhất. Nếu đúng cách có thể giúp da sạch sẽ và cải thiện rõ rệt

Quy trình chăm sóc da tại nhà
Quy trình chăm sóc da tại nhà

LÀM SẠCH DA

  • Bước đầu tiên trong làm sạch da chính là tẩy trang cho khuôn mặt. Cho dù bạn có trang điểm hay chỉ dùng kem chống nắng không thì việc tối thiểu bạn vẫn nên tẩy trang để làm sạch sâu và kháng khuẩn cho da. Cần lưu ý lựa chọn sản phẩm tẩy trang sao cho thích hợp cho da dầu.
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt sau khi tẩy trang cũng là bước quan trọng không kém. Sử dụng sữa rửa mặt có tính kháng khuẩn dành riêng cho da nhờn hoặc loại da của bạn. Nó sẽ giúp lấy sạch bụi bẩn và cuốn trôi lớp trang điểm.
  • Bạn có thể kết hợp sản phẩm tẩy tế bào chết sau khi rửa mặt trong bước làm sạch da này. Tuy nhiên chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần. Hãy sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho da với các thành phần dịu nhẹ. Đặc biệt là tẩy tế bào chết hóa học và không có các hạt li ti tránh gây kích ứng da.

XÔNG HƠI

Xông hơi giúp giãn nở lỗ chân lông tốt. Giúp cho việc lấy nhân mụn dễ dàng hơn và hạn chế tổn thương da.

Thông thường khi trị mụn tại nhà. Bước xông hơi này thường bị bỏ qua do không có máy móc hỗ trợ hoặc lo ngại làm sai cách. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xông hơi mặt bằng cách sử dụng nước nóng. Có thể cho thêm vài giọt tinh dầu chuyên dụng có tác dụng kháng khuẩn. Thư giãn hoặc các nguyên liệu có sẵn như tía tô, lá sả, cắt lát chanh hay các nguyên liệu tự nhiên khác. Sau đó cho vào chén nước nóng, xông hơi khoảng 10 phút thì dừng lại.

LẤY NHÂN MỤN

Qúa trình lấy nhân mụn sau khi xông hơi sẽ dễ dàng hơn, hạn chế các tác động đè, nặn lên da. Hạn chế tối đa các tổn thương cho da. Có thể sử dụng miếng dán để hút mụn sau xông hơi. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào chúng. Bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến cho lỗ chân lông to hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Tại một số cơ sở, phòng khám hay spa có sử dụng các dụng cụ chuyên biệt dành để llấy nhân sẽ hạn chế tổn thương cho da. Trong trường hợp quá nhiều mụn. Chúng tôi khuyên bạn nên đến các cơ sở da liễu để được lấy nhân an toàn và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

ĐẮP MẶT NẠ

Có thể sử dụng mặt nạ trị mụn giấy dành riêng cho da nhạy cảm. Lưu ý bạn cần mua loại có bán tại các siêu thị uy tín. Để tiết kiệm hơn, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn tại nhà như dưa leo (dưa chuột). Hỗn hợp nha đam và sữa chua, hỗn hợp bột trà xanh và mật ong hay nghệ tươi,… Đây đều là những nguyên liệu rất dễ kiếm trong nhà và có tác dụng kháng khuẩn, trị hiệu quả, mờ thâm rất hiệu quả.

Lưu ý: thời gian đắp mặt nạ từ 15-20 phút, không nên đắp quá lâu. Nếu đắp lâu sẽ xảy ra tình trạng thấm hút ngược, khiến da dễ bị khô. Bạn nên 2-3 lần một tuần.

LÀM SE KHÍT LỖ CHÂN LÔNG

Thoa nước hoa hồng có tác dụng se khít lỗ chân lông. Sau đó vỗ nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu vào da.

THOA KEM TRỊ MỤN

Sử dụng kem trị mụn phù hợp với da. Bạn nên mua tại các nhà thuốc, các hãng mỹ phẩm uy tín có chỉ định của các chuyên gia. Lưu ý, chỉ nên thoa một lớp mỏng để tránh tình trạng da kích ứng.

CÁCH CHĂM SÓC DA

Cách chăm sóc da đúng cách
Cách chăm sóc da đúng cách

GIỮ DA SẠCH SẼ

Nguyên tắc tối thiểu chuyên biệt. Bạn nên dùng sữa rửa mặt phù hợp với loại da 1-2 lần/ngày. Với 1 loại sữa rửa mặt nếu đã dùng trong 1 thời gian dài và da mặt vẫn cứ bị chi chít thì các chị hãy nghĩ đến chuyện thay đổi nhãn hiệu sữa rửa mặt khác.

Có thể dùng toner ngay sau khi rửa mặt bằng sữa rửa mặt. Để làm sạch sâu lỗ chân lông và giúp độ pH của da được cân bằng.

Tẩy tế bào chết đều đặn 1-2 lần/tuần để loại bỏ bụi bẩn, lượng dầu nhờn trên da mặt hàng ngày. Lớp da sần sùi bám trên da. Vừa ngăn ngừa, vừa giúp da mịn màng. Tốt nhất là các chị hãy sử dụng nguyên liệu từ việc tẩy tế bào chết tự nhiên vì nó lành tính, dịu nhẹ.

HẠN CHẾ TRANG ĐIỂM

Chỉ nên trang điểm khi cần thiết. Đây là nguyên tắc tiếp theo để phòng tránh mụn. Trong trường hợp nếu có trang điểm thì cần tẩy trang và rửa mặt sạch sạch sẽ. Hoặc khi bạn dùng kem chống nắng cũng cần phải tẩy trang nữa vì các thành phần chống nắng tiêu biểu trong kem bám rất dai trên da.

SỬ DỤNG MỸ PHẨM

Cấp nước, ít dầu và có khả năng diệt khuẩn để bảo vệ da một cách hữu hiệu đến không ngờ. Nếu da mụn nhẹ (giai đoạn 1 – giai đoạn 2) thì các chị có thể dùng mỹ phẩm chuyên dụng để tăng cường dưỡng, giúp da nhanh khỏe. Nhưng với làn da bị nặng (giai đoạn 3 – giai đoạn 5) thì các bạn hãy tạm ngưng sử dụng mỹ phẩm 1 thời gian. Để da tự dãn cách. Chờ da khỏe lại rồi hãy sử dụng. Nên ưu tiên khôi phục làn da khỏe mạnh trước rồi sau đó mới tới dưỡng da đẹp.

CHỌN THỰC PHẨM PHÙ HỢP.

Tránh thực phẩm nhiều đường và chất béo hóa học có trong thực phẩm (bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas, trái cây ngọt, cà phê, dầu mỡ v.v…). Bên cạnh đó bạn nên ăn nhiều rau củ chứa vitamin A, C hay các loại thực phẩm khác nhau chứa vitamin B như gan, mề, cá, hay thịt ít mỡ