Cấu Tạo Mũi Như Thế Nào? Cách Để Có Một Cấu Trúc Mũi Cao Và Đẹp

Cấu tạo mũi của con người có hình dáng thế nào? Làm thế nào để thay đổi cấu tạo bên ngoài và có một chiếc mũi cao ráo xinh xắn như Tây. Xem ở tại đây nhé

CẤU TẠO MŨI CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

MŨI NGOÀI CẤU TẠO CHÍNH NÊN MŨI

Cautao Mui 2
Cấu tạo của mũi

Phía trên mũi ngoài được gắn vào phần dưới trán bởi gốc mũi. Từ gốc mũi đến đỉnh mũi là một gờ tròn gọi là sống mũi. Phía dưới đỉnh mũi ở 2 bên là 2 lỗ mũi trước ngăn cách nhau bởi vách mũi. Thành ngoài 2 lỗ mũi là 2 cánh mũi. Cánh mũi giới hạn với má một rãnh gọi là rãnh mũi má. Cấu tạo của mũi ngoài:

  • Khung xương mũi ngoài. Là một vành xương hình quả lê. Gồm có 2 xương mũi và phần mũi của xương trán, mỏm trán và khuyết mũi của xương hàm trên.
  • Các sụn mũi. Gồm sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ. Các sụn mũi phụ, sụn mũi bên, sụn vách mũi và sụn lá mía mũi.
  • Các cơ của mũi ngoài là các cơ bám da làm nở mũi hay hẹp mũi.
  • Da mũi. Mỏng, dễ di động, trừ ở đỉnh mũi và ở các sụn mũi thì dày. Dính, có nhiều tuyến bã. Da mũi ngoài liên tục với da ở tiền đình mũi trong.
  • Mạch máu, thần kinh của mũi ngoài. Các nhánh cánh mũi và vách mũi của động mạch mặt cấp máu cho cánh mũi và phần dưới của vách mũi. Nhánh lưng mũi của động mạch mắt. Và nhánh dưới ổ mắt của động mạch hàm trên cấp máu cho phần ngoài và sống mũi.

Máu từ mũi ngoài đổ vào tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch mắt. Vận động các cơ mũi là các nhánh của thần kinh mặt. Cảm giác do nhánh trán, nhánh mũi mi của thần kinh mắt. Và nhánh dưới ổ mắt của thần kinh hàm trên. Tất cả đều thuộc thần kinh sinh ba.

MŨI TRONG (Ổ MŨI)

Ổ mũi đi từ lỗ mũi trước tới lỗ mũi sau. Ở phía trên liên quan với xương trán, xương sàng và xoang bướm. Ở dưới ngăn cách với vòm ổ miệng bởi vòm khẩu cái cứng. Phía sau thông với hầu qua lỗ mũi sau. Phía dưới có các xoắn mũi giới hạn các ngách mũi. Thông với các xoang xương lân cận. Ổ mũi được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt chia làm 2 vùng là vùng thở và vùng ngửi. Niêm mạc cũng phủ liên tiếp với các xoang xương đổ vào các ngách mũi. Có tác dụng phát âm. Ổ mũi được chia làm 2 ngăn bởi một vách giữa gọi là vách mũi, mỗi ngăn ổ mũi có 2 lỗ và 4 thành:

  • Lỗ mũi trước. Mở vào tiền đình mũi, là phần đầu tiên của ổ mũi. Tương ứng với các sụn cánh mũi của mũi ngoà.  Giới hạn với phần mũi còn lại bởi một đường gờ ở thành ngoài, gọi là thềm mũi, tương ứng với bờ trên của sụn cánh mũi lớn. Lót ở bên trong tiền đình mũi là da, có nhiều lông mũi và tuyến nhầy để ngăn bụi.
  • Lỗ mũi sau. Thông với hầu, gồm 2 lỗ hình bầu dục mà trục đứng đo khoảng 2-5cm. Đường kính ngang khoảng 1,25cm. Lỗ mũi sau được giới hạn ở trong là bờ sau vách mũi. Ở dưới là giới hạn đường khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Ở ngoài là mảnh trong chân bướm, ở trên là thân xương bướm.

Các thành hố mũi. thành trên (vòm mũi), thành dưới (nền mũi), thành ngoài, Thành trong (vách mũi), niêm mạc mũi.

CÁC XOANG MŨI CẤU TẠO NÊN MŨI

Cau Tao Mui 3
Các xoang mũi cấu tạo nên mũi

Các xoang mũi là các hốc rỗng bên trong một số xương ở mặt và sọ tạo thành. Cấu trúc của mũi gồm các xoang thông với hố mũi và có 4 loại xoang chính:

  • Xoang hàm trên là một hốc xẻ trong xương hàm trên. Là một xoang lớn nhất, có hình tháp giống như xương. Gồm mặt trước giáp má, mặt trên giáp với nền ổ mắt. Mặt sau liên quan với hố chân bướm khẩu cái. Đỉnh liên quan với gò má, nền hay mặt trong liên quan với mũi và có lỗ thông đổ vào ngách mũi giữa. Ở bờ dưới của xoang còn liên quan với răng hàm bé thứ hai. Và chân răng hàm lớn thứ nhất nên khi bị sâu răng có thể gây ra viêm xoang.
  • Xoang trán có 2 xoang trán tương ứng của phần đứng xương trán. Mặt trước của xoang có da che phủ, mặt sau mỏng liên quan với não. Màng não, mặt trong là một vách xương mỏng ngăn cách 2 xoang ở hai bên. Mặt dưới liên quan với trần ổ mắt và xoang sàng. Lỗ thông của xoang trán đổ vào ngách mũi giữa.
  • Xoang sàng. Có từ 8-10 xoang nhỏ nằm hoàn toàn ở khối bên xương sàng. Ngoài ra còn có các nửa xoang hợp với nửa xoang của xương trán tạo thành xoang nguyên.
  • Các xoang sàng chia làm 3 gồm các xoang sàng trước. Quây xung quanh phễu của xoang trán cùng đổ vào ngách mũi giữa. Các xoang sàng giữa cũng đổ vào ngách mũi giữa. Các xoang sàng sau liên quan mật thiết với xoang bướm và đổ vào ngách mũi trên.

Xoang bướm là một hốc xẻ trong thân xương bướm. Có liên quan như các mặt của thân xương, lỗ thông của xoang ở phía trước. Đổ vào ngách mũi trên cùng với xoang sàng sau.

CHỨC NĂNG CỦA MŨI

Thở là chức năng chính của mũi. Các cuốn mũi làm tăng đáng kể bề mặt của niêm mạc mũi. Giúp luồng không khí qua mũi chậm lại, tiếp xúc tốt hơn với bề mặt niêm mạc để thể hiện chức năng thở. Bảo vệ các khe mũi, nơi có các lỗ thông với các xoang.

LỌC KHÔNG KHÍ

Chức năng của mũi
Chức năng của mũi

Ngoài chức năng thở, mũi còn bảo vệ cơ thể chống lại mọi vật lạ từ môi trường bên ngoài. Chức năng của lông mũi và các vị trí cong trong hốc mũi mà không khí khi được hít vào sẽ giữ lại bụi bẩn ở bên ngoài.

Các hạt bụi có kích thước 20-50 micromet (mm) đều bị giữ lại ở đường thở trên, các hạt 5-10mm có thể vào được khí quản, phế quản. Theo ước tính, một đời người nếu mũi không có chức năng lọc bụi bẩn thì chúng ta phải chứa đựng tới 4-5kg bụi trong cơ thể.

GIỮ ẤM

Mũi có chức năng làm ấm không khí trước khi đưa vào phổi

Qua theo dõi bằng các vi nhiệt kế, nhiệt độ trong hốc mũi không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Không khí lạnh qua đường mũi đều được sưởi ấm trước khi vào phổi bởi niêm mạc mũi có một mạng lưới vi mạch có khả năng giãn nở rất lớn. Khi gặp không khí nóng, mạch máu trong niêm mạc sẽ co lại, mỏng đi giúp cho không khí lưu thông qua hốc mũi chậm lại, được làm ấm lên và ngược lại khi gặp không khí lạnh.

CỘNG HƯỞNG VỚI GIỌNG NÓI

Mặc dù tiếng nói chủ yếu được phát ra từ thanh quản. Nhưng mũi cũng có vai trò cộng hưởng giúp cho giọng nói hoàn chỉnh. Đặc biệt là các âm “m” và “n”. Bạn có thể hiểu đơn giản như khi mũi bị ngạt hoặc hở hàm ếch. Giọng nói sẽ không được rõ.

Cấu tạo mũi người hầu hết ai cũng giống nhau. Tuy nhiên, cấu tạo bên ngoài mũi của mỗi người lại là khác nhau. Do đó mà phân chia thành các loại dáng mũi khác nhau như mũi tẹt, mũi vẹo, mũi hếch, mũi khoằm,…

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI CẤU TRÚC MŨI?

Thay Doi Cau Tao Mui
Làm thế nào để thay đổi cấu trúc mũi?

SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP TẠI NHÀ THAY ĐỔI CẤU TẠO MŨI

BÀI TẬP THỨ NHẤT

Đẩy mũi. Hàng ngày với bất cứ khoảng thời gian nào nếu rãnh rỗi bạn có thể dùng ngón tay trỏ đặt lên vị trí đầu chóp mũi. Tiếp theo dùng lực của ngón tay đẩy đồng thời nâng đầu mũi lên rồi nhẹ nhàng thả xuống.

BÀI THẬT THỨ 2

Cười nhăn/chun mũi Nụ cười xinh là một món quà mà tạo hóa ban cho mỗi chúng ta để có thể thể hiện tình cảm cảm xúc và thể hiện vẽ đẹp riêng biệt của mỗi người. Ngoài ra, chính nụ cười đó cũng là một phương pháp đơn giản giúp cho chiếc mũi thẳng và đẹp hơn. Kiểu cười nhăn mũi sẽ tạo ra xu hướng kéo cho chiếc mũi lên trên tạo ra sự co thắt cơ sống mũi. Bạn nhớ thực hiện 20 – 30 lần mỗi ngày, sau một thời gian bạn sẽ có một kết quả cụ thể.

BÀI TẬP THỨ 3

Bài tập nhăn mũi
Bài tập nhăn mũi

Ép mũi Dùng hai ngón tay trỏ đặt vào vị trí hai bên cánh mũi, sử dụng lực nhấn từ ngoài vào trong hai bên cánh mũi. Kiên trì thực hiện phương pháp này sẽ có tác dụng làm cho chiếc mũi thon gọn tự nhiên hơn.

BÀI TẬP THỨ 4.

Thở Sử dụng chính hơi thở của mình cũng có tác dụng góp phần làm thay đổi hình dáng của chiếc mũi. Thực hiện đặt ngón tay cái ấn giữ một bên và hít thở lỗ mũi đối diện. Sau một số lần rôi đổi sang ấn bên mũi còn lại.

BÀI TẬP THỨ 5

Di chuyển khí ở khoang miệng Lực tác động của má ảnh hưởng đến cơ mũi cũng có thể làm cho hình dáng của chiếc mũi thay đổi. Hít hơi và phùng má, thực hiện điều hoà lượng hơi trong miệng di chuyển vòng tròn trong khoang miệng. Mỗi hướng giữ khoảng 5 giây rồi di chuyển sang hướng khác.

BÀI THẬP THỨ 6.

Xoa bóp Xoa bóp để tác động vào các huyệt ở khu vực mũi có thể làm cho hình dáng của chiếc mũi vì thế mà thay đổi.Dùng tay vuốt dọc hai bên cánh mũi, ấn vào huyệt ấn đường, bóp mũi… Kiên trì luyện tập những bài tập xoa bóp mũi hàng ngày cũng có thể giúp bạn có được một chiếc mũi thẳng mà không cần phải phẩu thuật.

SỬ DỤNG KỸ THUẬT THẨM MŨI THAY ĐỔI CẤU TẠO MŨI

NÂNG MŨI BỌC SỤN.

Ưu điểm của mũi bọc sụn
Ưu điểm của mũi bọc sụn

Phương pháp nâng mũi bọc sụn tạo dáng nâng mũi sao cho phù hợp hài hòa với gương mặt từng người để đẹp tổng thể khuôn mặt rồi kết hợp bọc thêm sụn tự thân tăng độ dày của da đầu mũi.

– Ưu điểm:

  • Là phương pháp hoàn hảo cho vẻ đẹp tự nhiên.
  • Đầu mũi không bóng đỏ, không lộ mỏng, không lạnh buốt khi vào mùa đông. Do đầu mũi bao giờ cũng mỏng, khi chất liệu được kê vào trong để tạo dáng.
  • Lớp cơ và da được tách ra khỏi vùng xương mũi. Bao trùm lên chất liệu khiến da căng ra gây bóng lộ khác hẳn khi lớp cơ và da còn liền với xương mũi.
  • Lý do bọc sụn đầu mũi luôn đảm bảo độ nuôi dưỡng tốt và tạo độ dày chắc cho đầu mũi của bạn thật tự nhiên.

NÂNG MŨI HÀN QUỐC.

Nâng mũi Hàn Quốc là phương pháp có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Sử dụng sụn nhân tạo Hàn Quốc và tùy nơi bạn thực hiện sẽ dùng thêm sụn tự nhân.

NÂNG MŨI CẤU TRÚC.

Nâng mũi cấu trúc là phương pháp sắp xếp lại toàn bộ dáng mũi. Cho phép chỉnh sửa phần thiếu hụt hay không đúng vị trí. Lấy bỏ phần thừa để tạo ra hình dáng mũi đẹp tự nhiên, hài hòa với toàn bộ khuôn mặt.

Khi bạn muốn thay đổi hoàn hảo cấu trúc dáng mũi thì mới sử dụng phương pháp nâng mũi cấu trúc. Phương pháp nâng mũi thường can thiệp sâu vào bên trong toàn bộ cấu trúc mũi. Đầu mũi, trụ mũi và sống mũi, giúp những người có đầu mũi cứng đanh. Nhiều sụn vách ngăn và xương chính mũi nhiều hoặc đầu mũi ngắn. Trụ mũi ngắn có thể sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên và xinh xắn hơn.

NÂNG MŨI S LINE.

Nâng mũi S-line
Nâng mũi S-line

Nâng mũi S line là giải pháp nâng cao sống mũi và chỉnh hình dáng mũi một cách toàn diện từ sóng mũi, đầu mũi, trụ mũi… Giúp bạn có một dáng mũi cong mềm mại hình chữ S với dáng mũi dài, đầu mũi hơi khoằm.

NÂNG MŨI L LINE.

Sống mũi L line có hình dáng thon chạy dài từ gốc mũi đến đầu mũi. Lỗ mũi nhỏ gọn chứ không có độ cong như mũi S line chính vì vậy. Phẫu thuật nâng mũi L line chỉ phù hợp với người phương Tây hoặc có khuôn mặt tây. Đặc biệt là ở nam giới. cần một sóng mũi thẳng cao nam tính.